Lợn con khi mới sinh chưa cai sữa sức đề kháng yếu, bất cứ sự thay đổi môi trường, thời tiết hay nguồn thức ăn cho lợn nái đều có thể làm chúng bị bệnh. Trong chăn nuôi lợn, đặc biệt là lợn nái sinh sản, bà con cần tích lũy cho mình những kiến thức cơ bản về các bệnh thường gặp ở lợn con và cách phòng tránh. Kiến thức được tích lũy sẽ giúp quá trình chăn nuôi hiệu quả, an toàn, giảm thiểu rủi ro.
Bệnh tiêu chảy do Clostridium perfringen
Bệnh tiêu chảy do Clostridium perfringen thường xảy ra ở lợn con khi chúng mới được hơn 1 tháng tuổi. Bệnh này do vi khuẩn gram (+) Clostridium perfringen gây nên.
Khi lợn con bị mắc bệnh, sẽ có kèm một vài triệu chứng đi kèm cụ thể: tiêu chảy, mùi hôi, đôi khi bị ói mửa. Đi ngoài phân vàng kèm theo bọt khí. Tỷ lệ chết lên đến 70 – 80%. Khi lợn con chết, xác sẽ chương phình lên, bụng tím bầm.
Để phòng bệnh tiêu chảy do Clostridium perfringen, bà con tiêm phòng cho chúng bằng thuốc Amoxicilin LA sau khi sinh 1ml/10kgP.
Bệnh tiêu chảy cho vi khuẩn này gây ra thường diễn tiến nhanh. Đến khi có biểu hiện thì heo con đã suy kiệt, hầu như rất khó chữa.
Bệnh phân trắng
Bệnh phân trắng thường gặp ở lợn con từ 3 – 20 ngày tuổi sau sinh. Nguyên nhân phát bệnh chủ yếu là do thời tiết thay đổi đột ngột. Nắng mưa thất thường, rét đột ngột, gió lùa…
Các triệu chứng lâm sàng khi lợn con bị bệnh phân trắng như: phân lỏng, phân có màu trắng sữa hoặc hơi vàng. Lúc này, bà con sẽ quan sát thấy lợn con bị xù lông, hậu môn ướt và nhầy.
Bệnh này nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, đàn lợn sẽ chết rất nhanh. Do đó, cần có biện pháp phòng – trị thích hợp, đúng lúc, đúng thuốc.
Cách phòng bệnh phân trắng cho lợn con: giữ ấm cho chuồng nuôi lợn con vào mùa đông. Dùng chất độn chuồng, đệm lót sinh học lót chuồng để bụng chúng không tiếp xúc với nền đất lạnh. Thay chất độn chuồng định kỳ.
Lợn mới đẻ cho dùng 3 giọt thuốc kháng sinh có thành phần Enrofloxacin hoặc Spectinomycin, Colistin, Norfnoxacin. 3 ngay sau sinh, tiêm sắt lần 1. 10 ngày tiếp theo tiêm sắt lần 2. Sau đó, quay lại dùng thuốc kháng sinh ở trên cho lợn con.
Bà con cũng có thể dùng vacxin E.coli tiêm cho lợn mẹ trước khi sinh 2 tuần để phòng bệnh.
Cách trị bệnh cho lợn con bị phân trắng: dùng thuốc kháng sinh: sáng 1ml Hupha Enrofloxacin; Chiều 1ml Spectinomycin 5%. Đảm bảo các điều kiện chuồng nuôi tốt nhất.
Bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng thường xuất hiện khi lợn con được từ 5 – 15 ngày tuổi sau sinh. Nguyên nhân là do cầu ký sinh trùng Eimeria gây ra và ký sinh ở ruột non.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh này cũng dễ nhận biết. Khi bị bệnh, lợn con có biểu hiện tiêu chảy, phân vàng, phân vàng có bọt, phân vàng bị lẫn theo máu. Chúng bú ít hơn hoặc bỏ bú mẹ hoàn toàn, cơ thể ủ rũ, mệt mỏi. Tỷ lệ mắc bệnh khá cao, có thể chiếm từ 50 – 70% đàn. Tỉ lệ tử vong lên tới 20%.
Cách phòng bệnh cầu trùng tốt nhất cho heo con là dùng thuốc đặc trị cầu trùng, uống trong 3 ngày, 10 ngày khi tiêm sắt.
Để trị bệnh cầu trùng ở lợn con, các chủ trang trại sử dụng thuốc có chứa thành phần: Sulfachloropyridazine, Toltrazuril + Spectinomycin + Atropin ngày uống 2 lần. Cho lợn con dùng trong 3 ngày liên tục.
Bệnh Streptococcus
Không riêng gì ở lợn còn mà mọi lứa tuổi, lợn đều có thể bị bệnh Streptococcus. Nguyên nhân là do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra. Ở mỗi lứa tuổi, lợn sẽ có những biểu hiện lâm sàng khá rõ rệt. Bà con cần quan sát thường xuyên để kịp thời phòng, trị bệnh.
Các triệu chứng lâm sàng với lợn con nhỏ hơn 1 tuần tuổi: viêm khớp, sưng khớp, phần khớp có mùi, rối loạn vận động, thậm chí là bị liệt. Lợn đã cai sữa có thể xuất hiện thêm tình trạng sốt, run rẩy, đầu nghiên, trợn mắt…
Để phòng trừ bệnh trên lợn, bà con phải áp dụng các biện pháp vệ sinh chuồng trại tổng hợp. Bên cạnh đó, sử một trong các loại kháng sinh dưới đây phòng bệnh: Lincomycin, Tylosin, Tilmicosin, Enrofloxacin, Costrim, Penicillin, Ampicillin, Amoxicillin…
Quan sát đàn lợn con hàng ngày để có biện pháp chữa trị kịp thời. Khi lợn con bị bệnh, bà con dùng thuốc khánh sinh có các thành phần như ở trên nhưng dưới dạng tiêm. Tiêm thuốc vào bắp 3 – 5 ngày liên tục.
Bệnh hồng lỵ
Bệnh hồng lỵ thường xuất hiện ở lợn con từ 20 ngày tuổi trở lên. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn Hiotreponema gây ra.
Các triệu chứng lâm sàng xuất hiện ở lợn con như: phân lợn dẻo rồi lỏng dần. Quan sát sẽ thấy phân có màu xám tro hoặc xám hơi màng, mùi hôi tanh khó chịu. Bệnh hồng lỵ ở lợn con nếu không được phát hiện kịp thời sẽ lây lan nhanh chóng. Tỷ lệ chết cao, thiệt hại lớn.
Với bệnh hồng lỵ ở lợn con, bà con cũng áp dụng các biện pháp phòng tương tự như bệnh phân trắng.
Ở đây có hai cách điều trị bệnh hồng lỵ ở lợn con:
Cách 1: Dùng 1 ml Tiamulin 10% 2 kg P cho lợn con uống
Cách 2: Dùng 1 ml Tiamulin 10% 3 kg P để tiêm vào bắp.
Trên đây là các bệnh thường gặp ở lợn con. Để nuôi đàn lợn thành công từ khi mới ra đời, ngoài biện pháp phòng trị bệnh, bà còn phải luôn luôn đảm bảo thức ăn sạch, tươi ngon, không chứa nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh.
Máy thái chuối cho lợn sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc chế biến thân cây chuối làm thức ăn cho lợn mẹ. Không chỉ giàu dinh dưỡng mà thân cây chuối còn có khả năng đào thải độc tố, mầm bệnh. Từ đó giúp cả lợn mẹ lẫn lợn con đều khỏe mạnh, sức để kháng tốt, tăng trưởng. Chúc bà con nuôi lợn thành công.