Image default
Tin tức

Cách cho bé ăn dặm khoa học

Với những bà mẹ sinh đứa đầu thì chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc con. Với trẻ thì ăn dặm là quá trình thay đổi dinh dưỡng từ dạng lỏng sang thức ăn đặc hơn vì vậy chúng ta cần nắm vững cách cho bé ăn dặm để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh về cả thể chất và tinh thần.

1. Thời điểm cho bé ăn dặm

Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì thời điểm ăn dặm tốt nhất cho trẻ là sau 6 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã tương đối ổn định giúp trẻ có thể hấp thu dinh dưỡng.

Nếu trước 6 tháng tuổi, các mẹ cho bé ăn dặm thì sẽ bé thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu nhất là từ sữa mẹ. Bởi ăn dặm sẽ khiến bé chán bú và điều này khiến sức đề kháng và nguy cơ suy dinh dưỡng ở bé tăng cao.

Bên cạnh đó, với các bé chưa đủ 6 tháng tuổi thì hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện, cơ địa nhạy cảm. Vì vậy rất dễ gây tổn thương cho hệ tiêu hóa.

Nhưng nếu cho bé ăn dặm quá trễ thì cũng sẽ khiến tăng nguy cơ suy dinh dưỡng bởi sau 6 tháng tuổi cơ thể trẻ rất cần bổ sung nhiều nguồn dinh dưỡng.

Vì vậy, bạn hãy cho bé ăn dặm khi đã tròn 6 tháng tuổi để cơ thể bé phát triển khỏe mạnh nhé!

2. Cách cho bé ăn dặm khoa học

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm thì bạn hãy cho bé ăn thực phẩm từ loãng đến đặc và từ vị ngọt tới vị mặn vì:

Khi bé đang bú sữa mẹ thì bé đã quen với vị ngọt của sữa vì vậy cách ăn dặm cho bé được khuyến cáo là bắt đầu từ những món ngọt.

Bạn hãy cho bé ăn những tinh bột có vị hơi ngọt trước để bé thích nghi sau đó mới chuyển sang những thực phẩm vị mặn.

Các thực phẩm mặn như thịt, cá,… bạn hãy say thật nhuyễn sau đó hòa với tinh bột cho bé ăn. Bạn hã nhớ cách cho bé  ăn dặm là bắt đầu từ thực phẩm dạng lỏng đến đặc bởi cơ thể bé đã quen với sữa mẹ.

Bên cạnh đó, bạn hãy cho bé ăn dặm với đầy đủ nguồn dinh dưỡng từ tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cũng như các vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Cách cho bé ăn dặm rất đơn giản, với tinh bột thì bạn dùng bột gạo tẻ, bột ngô… Chất đạm từ các loại thịt, cá, trứng, sữa,… chất béo từ dầu thực vật, mỡ động vật và các chất xơ, vitamin, khoáng chất từ các loại rau củ quả.

Lưu ý: tất cả các thực phẩm ăn dặm của bé đều phải nấu chín sau đó say nhuyễn và đun sôi hỗn hợp. Bởi hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non yếu, nếu chưa chín và say chưa mịn thì bé có thể mắc các chứng về tiêu hóa như đau dạ dày, tiêu chảy,…

Cách cho bé ăn dặm cũng rất quan trọng về thời điểm. Với những món mới thì bạn hãy cho trẻ ăn vào buổi sáng vì sáng sớm bé đang đói sẽ ăn ngon hơn.

Bên cạnh đó, nếu trong trường hợp bé dị ứng hay có phản ứng xấu với thức ăn thì tới chiều tối các hiện tượng rối loạn tiêu hóa cũng chấm dứt.

Còn nếu ăn dặm bằng món mới vào buổi tối thì các triệu chứng sẽ diễn ra vào đêm khiến giấc ngủ của bé bị rối loạn.

Với những chia sẻ trên về cách cho bé ăn dặm như trên, hi vọng sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức để cho bé ăn đúng cách và đảm bảo dinh dưỡng!

Related posts

Cá nhân có tài sản cho thuê dễ dàng nộp thuế điện tử

Trịnh An Nhiên

Hướng dẫn cách chăm sóc bò mới sinh đúng kỹ thuật

Trịnh An Nhiên

Cuộc Chiến Giữa Đồng Hồ Thông Minh Và Đồng Hồ Truyền Thống

Trịnh An Nhiên

Leave a Comment