Cách xử lý đối với trường hợp khách không lấy hóa đơn giá trị gia tăng

Để có thể sử dụng được hóa đơn điện tử, các doanh nghiệp bắt buộc phải gửi thông báo phát hành hóa đơn qua mạng. Khi đã được sử dụng hóa đơn điện tử rồi thì việc cần phải làm của các doanh nghiệp đó là nắm vững các nghiệp vụ về hóa đơn để có thể thực hiện triển khai một cách tốt nhất. Trong thực tế, rất nhiều trường hợp khách hàng khi mua hàng hóa, dịch vụ không lấy hóa đơn giá trị gia tăng, trong trường hợp này các doanh nghiệp cần phải xử lý như thế nào?

Tại điều 16 Thông tư số 39/2014 đã quy định cụ thể như sau: Đối với trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200 nghìn đồng trở lên mỗi lần mà người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì vẫn phải tiến hành lập hóa đơn và phải ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc ghi “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”

Như vậy, khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị trên 200 nghìn đồng thì các doanh nghiệp phải xuất hóa đơn dù khách hàng có muốn lấy hóa đơn hay không. Do vậy, kế toán doanh nghiệp cần phải lưu ý.

Nếu trong trường hợp mà doanh nghiệp giá trị bán hàng hóa, dịch vụ dưới 200 nghìn đồng thì các doanh nghiệp không cần phải thực hiện việc lập hóa đơn từng lần, nhưng cần phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Cuối ngày sẽ tiến hành lập hóa một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng.

hóa đơn GTGT

Tuy nhiên, đây là quy định tại Thông tư 39/2014. Đối với hóa đơn điện tử được quy định tại Nghị định 119/2018 và Thông tư 68/2019 đã quy định rõ ràng về việc lập hóa đơn đối với các giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ và không phân biệt giá trị từng lần. Như vậy, theo quy định mới thì việc lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ là bắt buộc dù giá trị thanh toán dưới 200 nghìn đồng. Dù vậy thì quy định mới về hóa đơn điện tử vẫn chưa được áp dụng thực tế vào hoạt động sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp hiện nay. Chính vì vậy, hiện tại, các doanh nghiệp vẫn sẽ triển khai sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 39/2014.

Đối với trường hợp bên bán lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ những trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê thì bên bán sẽ bị phạt tiền từ 4 đến 8 triệu đồng. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải nghiêm túc thực hiện những nội dung theo quy định. 

Hóa đơn không chịu thuế GTGT có phải thực hiện kê khai không? 

Cách thực hiện kê khai thuế và nộp thuế môn bài mới nhất

Đối với trường hợp trên hóa đơn người bán ghi “người mua không lấy hóa đơn” hoặc trường hợp “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế” thì bến bán sẽ không cần phải giao liên 2 cho khách hàng.

Và đường nhiên, trường hợp mà khách hàng đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bên bán thì bên bán phải giao liên 2 cho khách hàng và nếu không gian liên 2 cho khách hàng thì kế toán sẽ bị xử phạt như khung hình phạt nêu trên.

Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp các doanh nghiệp nắm được cách để xử lý đổi với trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn giá trị gia tăng và việc viết hóa đơn giá trị gia tăng đối với trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn. Đây đều là những nghiệp vụ hóa đơn quan trọng, do vậy, hy vọng đã mang đến những thông tin bổ ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các kế toán doanh nghiệp trong việc thực hiện công việc của mình. 

 

Biên tập viên

Biên tập viên tổng hợp bài viết tin tức từ độc giả chia sẻ với chúng tôi.

Bài viết được đề xuất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *