Hàn răng là phương pháp khôi phục lại hình dạng của men răng nhằm điều trị bệnh răng miệng hay đảm bảo tính thẩm mỹ cho nụ cười. Cùng Nha khoa Oze tìm hiểu bài viết sau đây để tham khảo một số cách giúp hàn răng không đau.
Hàn răng không đau phụ thuộc vào điều gì?
Trên thực tế, việc hàn răng chỉ tác động lên bề mặt men răng bị khiếm khuyết chứ không ảnh hưởng bên trong, không gây đau nhức cho người bệnh. Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ nha khoa sẽ gây tê cho bệnh nhân nhằm giảm bớt cảm giác đau nhức trong khi hàn răng.
Hàn răng diễn ra nhanh chóng và không hề đau đớn như bạn nghĩ
Hàn răng có đau không phụ thuộc phần lớn vào tay nghề của bác sĩ nha khoa trong các thao tác lấy mô sâu, tạo hình miếng hàn răng cũng như toàn bộ quy trình thực hiện phải đảm bảo đúng kỹ thuật. Với sự hỗ trợ của các thiết bị y tế, công nghệ hiện đại thì việc hàn răng gần như không gây cảm giác đau đớn nào cho người bệnh cả.
Sau khi hoàn tất quá trình hàn răng, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi đau nhói, ê buốt phần chân răng do thuốc tê đã hết tác dụng. Đừng quá lo lắng vì cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất và bạn hoàn toàn có thể sinh hoạt bình thường trở lại.
Khi nào cần phải hàn răng?
Trước khi lựa chọn dịch vụ hàn răng, bạn cần xác định rõ tình trạng răng của mình có nằm trong những trường hợp cần phải hàn răng hay không:
Trên răng có các vết đốm nhỏ
Nếu bạn thấy xuất hiện các đốm, lỗ hổng li ti trên răng thì cần tới khám và nghe tư vấn hàn răng càng sớm càng tốt. Đây là giai đoạn sâu răng nhẹ và có thể điều trị nhanh chóng bằng phương pháp hàn răng, tránh để vết sâu răng lây lan rộng trong khoang miệng gây ra nhiều hậu quả nặng nề.
Hàn răng sớm giúp điều trị kịp thời các dấu hiệu sâu răng
Răng đã bị sâu
Giai đoạn sâu răng xuất hiện và phát triển từ bên dưới men răng, phá hủy phần bên trong mà không hề ảnh hưởng tới bề mặt răng bên ngoài dễ khiến cho chúng ta chủ quan không đi khám ngay. Tới khi cảm thấy đau nhức dữ dội thì phần lớn men răng đã bị phá hủy, do vậy bạn buộc phải tới nha sĩ để tiến hành hàn lại phần răng bị hỏng đó, hạn chế tối đa việc xâm nhập của vi khuẩn ra các bộ phận khác trong khoang miệng.
Đọc thêm: Răng khôn hàm trên và những điều đặc biệt không ngờ tới
Tổng hợp thực phẩm tốt nhất cho người cao tuổi
Bí quyết làm nước chấm thịt nướng kiểu Nhật chuẩn vị
Răng bị viêm tủy
Quá trình điều trị viêm tủy răng ít nhiều sẽ để lại lỗ hổng trên răng, bạn nên lựa chọn hàn răng để lấy lại vẻ đẹp cho hàm răng của mình.
Răng thưa, răng bị sứt mẻ, xỉn màu
Trong trường hợp răng có những khiếm khuyết như răng thưa, sứt mẻ, xỉn màu… thì hàn răng sẽ là lựa chọn tối ưu giúp khắc phục nhược điểm nêu trên, đồng thời bảo vệ và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn tới răng.
Hàn răng lấy lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho nụ cười
Chăm sóc sau khi hàn răng
Hàn răng giúp điều trị dứt điểm bệnh sâu răng, khắc phục những nhược điểm răng xấu, xỉn màu… Tuy nhiên, sau khi hoàn tất quá trình hàn răng, nếu không chăm sóc đúng cách thì miếng hàn sẽ không thể đảm bảo chất lượng và tuổi thọ, thậm chí bệnh sâu răng có thể tái phát trở lại. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý:
-
Trong vòng ít nhất 2 giờ sau khi hàn răng: không nên nhai thức ăn dù là thức ăn mềm, tạo thời gian để các miếng hàn liên kết chắc chắn với men răng.
-
Ưu tiên đồ ăn có độ cứng vừa phải, tránh nhai đồ ăn quá cứng vì lực nhai mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến miếng hàn.
-
Hạn chế đồ quá nóng, quá lạnh.
-
Tránh xa các chất có hại cho men răng như cà phê, thuốc lá, thức uống có ga,…
-
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc hàn răng có đau không của các bạn. Sau khi hàn răng, nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần tới nha sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt, đồng thời lắng nghe và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ để có một hàm răng khỏe đẹp nhé!