Những điều cần chú ý khi mang thai 3 tháng đầu

Bạn mới mang thai lần đầu và chưa có kinh nghiệm chăm sóc thai nhi từ trong bụng mẹ. Chưa biết chế độ ăn uống như thế nào để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy chúng tôi xin chia sẻ với bạn những điều cần chú ý khi mang thai 3 tháng đầu qua bài viết dưới đây!

1. Những điều cần chú ý về chế độ ăn uống khi mang thai 3 tháng đầu

Khi nhận được kết quả có tin vui thì bạn hãy bắt đầu lên kế hoạch ăn uống để bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi mà không khiến mẹ tăng cân quá nhanh. Trong thời kỳ đầu thì thai nhi mới hình thành nên còn non yếu, do đó cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của trẻ sau này.

Cụ thể, bạn hãy bổ sung các nguồn thực phẩm sau khi mang thai 3 tháng đầu:

Bổ sung Axit folic:

Đây là một loại dưỡng chất rất quan trọng với cơ thể con người, giúp tổng hợp ADN. Axit folic còn có tên gọi khác là vitamin B9 là một vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, có vai trò quan trọng với hệ thần kinh.

Trong 3 tháng đầu bạn hãy bổ sung đủ dinh dưỡng cho thai nhi

Các mẹ có thể tìm thấy axit folic từ các thực phẩm như gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, đậu lima, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi…

Đây đều là những thực phẩm rất quen thuộc với chúng ta và giá thành cũng rất rẻ. Bạn hãy ước tính hàm lượng Axit folic bổ sung vào cơ thể trung bình 1 ngày khoảng 400 mcg.

Bổ sung sắt khi mang thai 3 tháng đầu:

Đây là vi chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình đưa oxy vào trong cơ thể và giúp cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Sắt tham gia vào quá trình cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Bạn có thể bổ sung sắt từ các thực phẩm như: thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc… Mỗi ngày nên bổ sung sắt khoảng 40-60mg để đảm bảo sự phát triển của thai nhi.

Canxi và protein:

Như chúng ta đã biết, canxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương. Nguồn thực phẩm giàu canxi bao gồm các loại hải sản như cua đồng, tôm, các loại sữa tươi như sữa bò, dê sữa bột hay từ nguồn thực vật như vừng, cà rốt…Trong 3 tháng đầu của thai kì, bạn nên bổ sung canxi khoảng 800 – 1000mg.

Protein giúp các mô mới trong cơ thể phát triển toàn diện, thúc đẩy quá trình vận chuyển ôxy trong máu và giúp hệ miễn dịch tốt hơn.

Những thực phẩm giàu protein như thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt họ nhà đậu, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì, lúa mạch… Mỗi ngày các mẹ bầu nên bổ sung khoảng 90g protein.

Vitamin và khoáng chất:

Đương nhiên trong các tháng đầu của thai kỳ bạn cũng không nên bỏ qua các loại vitamin và khoáng chất trong rau xanh và trái cây.

2. Siêu âm khi mang thai 3 tháng đầu

Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu thì bạn hãy đi siêu âm định kỳ để kiểm tra sức khỏe thai nhi. Cụ thể, hãy nhớ các mốc quan trọng dưới đây:

6 tuần:

Mốc này chủ yếu để bạn kiểm tra tình trạng sức khỏe và sự phát triển hoàn toàn bình thường của thai nhi.

Bạn hãy siêu âm định kỳ để theo dõi thai nhi

12 tuần:

Đây là mốc quan trọng bạn phải lưu ý, vì nếu có bất cứ bất thường về nhiễm sắc thể nguy hiểm như: bệnh down, dị dạng tứ chi, thoái vị cơ hoành…thì sẽ phát hiện trong giai đoạn này. Vì vậy, các mẹ hãy lưu ý nhé.

3. Chế độ tập luyện và cách đối phó với ốm nghén trong 3 tháng đầu

Ngoài chế độ ăn uống thì bạn cũng nên chú trọng việc tập thể dục như đi bộ, tập yoga, ngủ đủ giấc,… để đảm bảo sức khỏe. Bạn có thể thường xuyên đi lại trong nhà để vận động, hoặc làm những công việc nhẹ nhàng để không căng thẳng mệt mỏi và thư giãn đầu óc.

Thường xuyên tập thể dục sẽ giúp mẹ bầu thư giãn

Trong 3 tháng đầu thì hiện tượng ốm nghén sẽ khiến cơ thể mẹ bầu suy nhược và thèm rất nhiều món ăn. Khi mang thai 3 tháng đầu thì ốm nghén là hiện tượng rất bình thường vì vậy bạn cũng đừng nên quá lo lắng.

Khi thèm đồ ăn bạn hãy chia nhỏ bữa và ăn lượng vừa phải, ăn quá nhiều 1 lúc sẽ khiến hệ tiêu hóa chịu áp lực và gây rối loạn.

Với những chia sẻ về kinh nghiệm chăm sóc thai nhi trong 3 tháng đầu như trên, hi vọng sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Biên tập viên

Biên tập viên tổng hợp bài viết tin tức từ độc giả chia sẻ với chúng tôi.

Bài viết được đề xuất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *