Image default
Tin tức

Hưởng tiền thai sản có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Đối với mỗi lao động, khi đạt đến mức thu nhập nhất định theo quy định của pháp luật thì sẽ phải nộp tiền thuế thu nhập cá nhân, các cá nhân có thể thực hiện tra cứu thuế thu nhập cá nhân để biết được quá trình đóng thuế và mức đóng thuế của mình. Vậy trong trường hợp người lao động nữ nghỉ sinh con và hưởng tiền thai sản thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?

Mức hưởng chế độ thai sản quy định như thế nào?

Pháp luật đã quy định rõ ràng về mức hưởng chế độ thai sản, cụ thể:

Đối với tiền trợ cấp một lần khi sinh con thì tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định rõ: Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.

Nếu trong trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) thì tra được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Mức lương cơ sở được lấy làm căn cứ để tính tiền trợ cấp một lần khi sinh con.

Đối với tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh thì hiện nay, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con 06 tháng.

Về tiền chế độ trong thời gian này, Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội chỉ rõ: Mức hưởng chế độ thai sản mỗi tháng của lao động nữ sinh con bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Đối với trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

Vậy tiền thai sản có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công phải chịu thuế TNCN bao gồm:

– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;

+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực;

+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác…

Như vậy có thế thấy, căn cứ theo quy định trên thì khoản thu nhập từ tiền chế độ thai sản không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.  

Cá nhân có tài sản cho thuê dễ dàng nộp thuế điện tử 

Lưu ý về thuế GTGT khi quyết toán thuế công ty thương mại

Việc nộp thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ và trách nhiệm mà những công dân đáp ứng đủ các yêu cầu của pháp luật phải thực hiện. Đối với những lao động là nữ sinh con thì khi nhận tiền thai sản sẽ không phải thực hiện việc nộp thuế thu nhập cá nhân. Chính vì vậy, để đảm bảo quyền là lợi ích tốt nhất cho bản thân, người lao động cần phải nắm rõ các quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp các lao động, đặc biệt là lao động nữ nắm được quy định hiện hành về tiền thai sản và nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân đối với lao động nhận tiền thai sản.

 

Related posts

Cần những điều kiện gì để DN kê khai thuế qua mạng?

Trịnh An Nhiên

Chuột quang và chuột laser, chuột nào chơi game ngon hơn?

Trịnh An Nhiên

Bật mí tuyệt chiêu đầu tư kinh doanh phòng trọ khu vực Hai Bà Trưng

Trịnh An Nhiên

Leave a Comment